Sơn Epoxy Gốc Nước Là Gì | Sơn Epoxy Gốc Dầu Là Gì?

04/10/2019 08:23 | 4514

Sơn epoxy gốc nước là gì? Sơn epoxy gốc dầu là gì? Ưu điểm - nhược điểm của 2 hệ sơn này. Tất cả đều có trong bài viết này. 

Sơn epoxy gốc dầu và sơn epoxy gốc nước là 2 loại dòng sơn phổ biến nhất hiện nay được áp dụng rộng rãi tại các nhà xưởng, kho bãi, trung tâm thương mại, phòng sạch kháng khuẩn, chống tĩnh điện,...

1. SƠN EPOXY GỐC NƯỚC LÀ GÌ???

- Sơn epoxy gốc nước là sản phẩm sơn hai thành phần gốc epoxy phân tán trong nước. Nó có thể dùng làm lớp lót cho các loại sơn phủ gốc nước hoặc làm lớp chống bụi cho bê tông hay những bề mặt xốp.

Sơn epoxy gốc nước Keraseal WB10

Sơn epoxy gốc nước Keraseal WB10 hãng sơn APT.

+ Ưu điểm của sơn epoxy gốc nước:

Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.

- Khả năng chịu lực tốt.

Sử dụng dung môi là nước, không độc hại, không gây mùi.

- Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với môi trường có độ ẩm cao.

=> Sơn epoxy gốc nước là giải pháp tuyệt vời khắc phục được tình trạng sàn nhà xưởng bị bong tróc (bởi không xử lý chống thấm). Xem ngay: "Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Gốc Nước, Giải Pháp Cho Sàn Epoxy Bị Bong Tróc"

+ Nhược điểm của sơn epoxy gốc nước:

- Độ bóng của sơn epoxy gốc nước không được bóng như sơn epoxy gốc dầu.

- Sơn epoxy gốc nước có giá thành cao hơn sơn epoxy gốc dầu.

2. SƠN EPOXY GỐC DẦU LÀ GÌ???

Sơn epoxy gốc dầu  hệ sơn 2 thành phần, được hình thành bởi hệ gốc dầu nên trong quá trình sử dụng phải sử dụng dung môi để pha sơn, tỷ lệ pha sơn epoxy từ 5% đến 10% tùy vào đặc điểm từng hệ sơn.

Sơn epoxy gốc dầu ET5660 hãng sơn KCC Hàn Quốc

Sơn epoxy gốc dầu ET5660 hãng sơn KCC Hàn Quốc.

+ Ưu điểm của sơn epoxy gốc dầu:

- Chống bám bụi và giúp dễ dàng thực hiện vệ sinh làm sạch.

- Giá thành sơn epoxy gốc dầu khá rẻ hơn nhiều so với sơn epoxy gốc nước.

- Độ bóng cao của sơn giúp bạn dễ dàng tạo nên sự hài hòa, thân thiên và chuyên nghiệp.

- Khả năng chịu lực tốt.

+ Nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu:

- Sơn epoxy gốc dầu do sử dụng dung môi là dầu nên sẽ có hàm lượng VOC bay hơi trong quá trình thi công gây phát sinh mùi (vấn đề này sẽ hết khi màng sơn khô).

- Độ ẩm sơn epoxy gốc dầu chỉ chịu đựng ở mức từ 5 – 8%. Với những khu vực có độ ẩm cao > 10% bắt buộc phải chuyển qua các dòng sơn khác.

QUY TRÌNH THI CÔNG SƠN EPOXY GỐC NƯỚC - GỐC DẦU

*Tóm tắt các bước quy trình thi công sơn epoxy:

+ Bước 1: Mài sàn giúp tạo nhám và chân bám cho sàn bê tông liên kết tốt với sơn epoxy

+ Bước 2: Hút bụi bề mặt sàn.

+ Bước 3: Thi công lớp sơn lót - làm tăng cứng bề mặt sàn và tạo kết nối trung gian giữa sàn bê tông với lớp sơn epoxy phía trên.

+ Bước 4: Xử lí các lỗi, khuyết tật trên bề mặt sàn.

+ Bước 5: Thi công sơn phủ epoxy – lớp thứ 1.

+ Bước 6: Chà ráp.

+ Bước 7: Thi công sơn phủ epoxy – lớp thứ 2.

>>> Xem ngay: "Chi Tiết Quy Trình Thi Công Sơn Epoxy Gốc Dầu Và Sơn Epoxy Gốc Nước"

GỌI NGAY: TƯ VẤN + HỖ TRỢ TẬN TÌNH


(*) Xem thêm

Gọi ngay : 0906 309 569